Nền nhà xưởng công nghiệp thường xuyên phải chịu những tác động mạnh từ hoạt động sản xuất và môi trường làm việc. Bởi vậy cấu tạo của nền nhà xưởng có chắc chắn hay không cũng là yếu tố ảnh hưởng phần lớn đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Đồng thời nền nhà xưởng công nghiệp cũng cần chịu được tác động bất lợi sinh ra trong quá trình sản xuất, sàn nhà cần sử dụng an toàn, thuận lợi cho việc bảo quản, tiện cho việc vệ sinh công nghiệp.
Do hoạt động sản xuất và những tác động của môi trường nên nền nhà công nghiệp thường phải chịu nhiều tác động khác nhau từ trên xuống và dưới lên:
Lực tác động từ trên xuống lên sàn nhà công nghiệp
-
Lực tĩnh: trọng lượng thiết bị, vật liệu sản xuất, người, sản phẩm
-
Lực động: sinh ra do thiết bị sản xuất hoạt động, con người đi lại, lực rung và va chạm do máy móc hoạt động.
Lực tác dụng từ dưới lên trên lên sàn nhà công nghiệp
-
Các chất xâm thực dạng khí,
-
Nước
-
...
Yêu cầu khi thiết kế cấu tạo kiến trúc nền nhà công nghiệp
Nền nhà công nghiệp cần được thiết kế phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất
-
Có độ bền cơ, lý, hoá cao dưới tác động của các loại tải trọng, các chất xâm thực
-
Không bị cháy và có khả năng chịu lửa tốt
-
Sàn nhà công nghiệp không sinh tia lửa tại các phân xưởng có nguy cơ cháy, nổ
-
Đảm bảo tính không bị trơn trượt, vệ sinh, an toàn và dễ bảo quản, sửa chữa...
-
Mỹ quan tốt
-
Kinh tế, phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu, kết cấu trên thị trường...
Phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất thì nhà công nghiệp có thể tồn tại một lúc nhiều loại nền, sàn khác nhau. Tuy hiên khi tiến hàng xây dựng tốt nhất bạn nên hạn chế số lượng chủng loại nền sàn. Ngoài ra, cần phải để ý đến các yếu tố bố trí và tải trọng máy móc khi thiết kế để có thể xử lý sàn, nền, móng máy, mương rãnh kỹ thuật cho phù hợp .
Để nội thất nhà công nghiệp có tính thẩm mĩ cao thì doanh nghiệm cũng cần chú ý đến, màu sắc, chất liệu nền, sàn.
Cấu tạo chung của sàn công nghiệp
Lớp áo phủ mặt:
Chất lượng của sàn nhà công nghiệp được quyết định bởi lớp nàu vì đây là lớp trực tiếp chịu tác động cơ, lý, hoá học. Lớp áo phủ mặt được chia thành 3 loại như sau:
-
Lớp áo liên tục như đất đầm chặt, các loại bêtông...
-
Lớp áo bằng vật liệu rời: Các loại gạch, tấm bêtông, kim loại, gỗ...
-
Lớp áo bằng vật liệu cuộn: Các loại tấm nhựa tổng hợp.
Lớp đệm:
Vật liệu dùng để làm lớp đệm là cát, xỉ, đá dăm, sỏi, bê tông gạch vỡ, bê tông đất hoặc bê tông đá dăm. Lớp này có vai trò truyền lực xuống lớp nền
Dựa vào các yếu tố như đặc điểm sản xuất, tải trọng bên trên và sức chịu tải của đất người ta sẽ chọn lựa loại lớp đệm phụ hợp lý.
-
Nếu lớp áo nền bằng đất, bê tông đất, tấm kim loại thì lớp đệm là đất, cát đầm chặt.
-
Nếu lớp áo nền bằng vật liệu rời, cuộn thì lớp đệm bằng các loại bê tông chịu được các tác động cơ, lý, hoá tương ứng.
-
Với các phân xưởng nóng, mặt nền chịu trực tiếp tác động của nhiệt độ cao, lớp đệm thường thì làm bằng vật liệu rời.
Để chống mao dẫn của nước ngầm, lớp đệm được làm bằng vật liệu to để tạo độ rỗng.
Chiều dày lớp đệm được xác định theo tính toán. Theo kinh nghiệm thực tế, chiều dày tối thiểu của lớp đệm có thể lấy từ 60mm đến 100mm phụ thuộc loại vật liệu làm lớp đệm.
Lớp trung gian:
Vật liệu làm lớp trung gian: Dựa vào lớp phủ mặt và đặc điểm cơ, lý, hoá tác động lên nền người ta sẽ chọn vật liệu làm lớp trung gian như vữa xi măng - cát, vữa bitum - cát.
Chức năng lớp trung gian: Làm phẳng lớp đệm và liên kết các lớp khác nhau thành một khối.
Các lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước:
Lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước được sử dụng theo từng yêu cầu cụ thể của sản xuất và điều kiện tự nhiên.
Lớp nền:
Công dụng của lớp nền: Đỡ tất cả các lớp trên, ở nền nhà là nền đất tự nhiên, ít lẫn chất hữu cơ, ở nhà nhiều tầng, đó là sàn chịu lực.
Trong một số trường hợp đặc biệt, trong các lớp nền trên có thể có thêm các lớp hay các cấu kiện khác như sàn, nền có hệ thống sưởi ấm...