Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn
0936.138.488
cokhicpm@gmail.com
Kỹ thuật
0936.138.488
cokhicpm@gmail.com
Kinh doanh
0936.138.488
cokhicpm@gmail.com
Hotline tư vấn 24/7:
0936.138.488

Dập vuốt không biến mỏng thành: Định nghĩa, phân loại

Cập nhật: 27/11/2018
Lượt xem: 5.380

Dập vuốt là quá trình biến đổi phôi phẳng thành chi tiết rỗng được tiến hành trên các khuôn dập vuốt. Dập vuốt có 2 dạng: Dập vuốt không biến mỏng thành và dập vuốt biến mỏng thành. Trong bài viết này, dotdap.com sẽ chia sẻ đến độc giả một số thông tin về dập vuốt không biến mỏng thành.

Dập vuốt không biến mỏng thành là gì?


Dập vuốt không biến mỏng thành là một dạng của dập vuốt dựa trên đặc điểm biến dạng của kim loại. Phương pháp này nhằm tạo hình các chi tiết có chiều dày không đổi so với chiều dày phôi ban đầu.

Khi dập vuốt không biến mỏng thành vật liệu, người ta thường bỏ qua sự thay đổi chiều dày vật liệu và xác định phôi theo sự cân bằng diện tích bề mặt của phôi và chi tiết thành phẩm, kể cả lượng dư để cắt mép.

Do đặc điểm của phương pháp ứng suất nên phương pháp dập vuốt không biến mỏng thành có mức độ biến dạng cho phép nhỏ hơn so với khi dập vuốt có biến mỏng thành.

Vì vậy, các sản phẩm của phương pháp này có đặc điểm là có thành dày với chiều sâu nhỏ (chiều dày thành và đáy bằng nhau).

Các loại dập vuốt không biến mỏng thành

Có thể phân loại dập vuốt không biến mỏng thành theo các tiêu chí: Theo phương pháp dập và theo hình dạng của sản phẩm

Theo phương pháp dập

Dựa trên phương pháp dập, có thể chia dập vuốt không biến mỏng thành thành dập có chống nhăn và dập không có chống nhăn.

Quá trình dập vuốt sẽ được thực hiện theo phương pháp dập có chống nhăn và dập không chống nhăn tùy thuộc vào chiều dày của phôi và mức độ biến dạng.

Dập có chống nhăn
 

Trong quá trình dập vuốt, đặc biệt là đối với các sản phẩm có bán kính, chiều sâu lớn, thường xảy ra tình trạng nhăn ở vành hoặc bề mặt sản phẩm. 

Hiện tượng này xảy ra do phôi có thể không kéo hết vào trong cối, đồng thời xuất hiện các ứng suất kéo và nén.

Để ngăn ngừa tình trạng này, người ta sử dụng tấm chặn vật liệu trong khuôn dập vuốt. Tấm chắn vật liệu hay còn gọi là bích chặn phôi giữ các cạnh của kim loại tấm trong khi lực của chày đẩy kim loại vào cối làm nó biến dạng thành hình dạng thích hợp. 

Dập có chống nhăn được sử dụng để dập các sản phẩm có độ sâu lớn, dày và có hình dạng phức tạp.

Dập không có chống nhăn

Với các sản phẩm có hình dạng đơn giản, vật liệu có tính dẻo cao, dễ biến dạng và độ dày vừa phải, dập không chống nhăn được sử dụng.

Ngược với phương pháp có chống nhăn, dập không có chống nhăn không có tấm chặn vật liệu mà đơn giản chỉ là sử dụng lực chày kéo tấm kim loại vào khoang cối để tạo thành hình dạng mong muốn.

Khuôn dập không có chống nhăn

Theo hình dạng sản phẩm

Dập có vành
 


Sản phẩm dập vuốt có vành biên. Quá trình dập vuốt phải kẹp phôi, có lực chặn nhỏ tác động để vành sản phẩm không bị nhăn.

Dập không có vành
 


Sản phẩm dập vuốt đơn giản, không có vành biên.

Trên đây là những chia sẻ của dotdap.com về dập vuốt không biến mỏng thành. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về dạng dập vuốt này: định nghĩa và các loại dập vuốt không mỏng thành.

Quý khách hàng có nhu cầu gia công dập nguội, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Cơ Khí CPM để được phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm đảm bảo và giá thành ưu đãi so với thị trường. 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY THHH CƠ KHÍ CPM

 Hotline0936.138.488

  Emailcokhicpm@gmail.com

 Websitewww.dotdap.com

 Xưởng sản xuấtThôn Rùa Hạ, Xa Thanh Thùy, Huyện Thanh Oai. Hà Nội   


CÔNG TY THHH CƠ KHÍ CPM

Địa chỉ: Thôn Rùa Hạ, Xa Thanh Thùy, Huyện Thanh Oai. HN
Điện thoại: 0936.138.488 - Fax: 0936.138.488
Hotline: 0936.138.488
Email: cokhicpm@gmail.com
Website: www.dotdap.com


Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký email tại đây để chúng tôi có thể gửi những thông tin mới nhất cho bạn:
 
Mạng xã hội liên kết:
ytggtwfb
Bản quyền thuộc về cokhiCPM
Thiết kế website bởi Tất Thành