Giới thiệu công nghệ hàn TIG
TIG là viết tắt của từ Tungsten Inert Gas. Kỹ thuật hàn TIG là phương pháp hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ với điện cực không nóng chảy (TIG) được sinh ra bởi cột hồ quang được sinh ra và duy trì giữa điện cực không nóng chảy bằng Vonfram và bề mặt vật hàn. Vùng ảnh hưởng nhiệt, vũng hàn và điện cực bằng Vonfram được bao bọc và bảo vệ bởi cột khí trơ. Khí trơ (như Ar, He... ) không tác dụng hóa học với kim loại nóng chảy, không cháy, không màu, không mùi và trong suốt giúp cho thợ hàn có thể quan sát rõ quá trình hàn. Có thể thêm vào một lượng nhỏ các loại khí khác như Hidro để tăng vận tốc hàn.
Các loại mối hàn trong hàn TIG
Chuẩn bị mép hàn:
-
Khe hở đáy: 2.5mm
-
Chân mép vát: 3.2mm
Hướng dẫn kỹ thuật hàn TIG
-
Chiều dài hồ quang, kích thước chụp khí, độ ló ra của điện cực (kim hàn)
-
Chiều dài hồ quang có giá trị bằng đường kính của điện cực hoặc bằng với đường kính của đầu điện cực khi được mài tròn.
Đường kính trong của chụp khí phải có giá trị ít nhất gấp 3 lần đường kính điện cực nhằm cung cấp đủ lượng khí bảo vệ mối hàn. Ví dụ, khi sử dụng đường kính điện cực là 1.6mm thì ta phải sử dụng chụp khí có đường kính tối thiểu 4.8mm.
Vị trí của mỏ hàn và tương quan kích thước giữa điện cực và đường kính trong của chụp khí.
1. Vật hàn; 2. Kẹp mass; 3. Mỏ hàn; 4. Que hàn phụ; 5. Chụp khí; 6. Điện cực
Chiều dài ló ra của điện cực Vonfram có giá trị nhỏ nhất là bằng đường kính điện cực. Thông thường thì chiều dài ló ra của điện cực Vonfram có giá trị khoảng 5mm. Điện cực ló ra khỏi chụp khí nhiều quá thì sẽ tăng nguy cơ dính điện cực với que hàn phụ hoặc điện cực bị nhúng vào vũng hàn.
Vị trí của chụp khí khi gây hồ quang bằng tần số cao
Kỹ thuật hàn TIG:
-
Khi xuất hiện hồ quang, vũng chảy được giữ yên cho đến khi vũng chảy được hình thành. Mỏ hàn được giữ nghiêng một góc 75 độ so với phương nằm ngang và được di chuyển với tốc độ đều.
-
Chú ý: Đầu que hàn phụ nóng đỏ và vũng hàn phải được che phủ bởi khí bảo vệ.
-
Que hàn được giữ so với vật hàn một góc 15 độ
Kỹ thuật hàn ống
-
Điện cực (kim, đũa) thường được sử dụng cho hàn ống là loại điện cực Vonfram có 1.5% lantan (màu vàng sậm - gold) hoặc 2% Thori (màu đỏ).
-
Chọn que hàn phụ lớn hơn so với khe hở mép hàn.
Vật tư hàn:
-
Khi hàn những vật hàn mỏng hơn 1.6mm, ta không cần que hàn phụ vì kim loại tại mép mối hàn có thể chảy ra và hòa lẫn vào nhau.
-
Khi hàn những vật hàn dày hơn 1.6mm, chúng ta cần sử dụng thêm que hàn phụ để bổ sung kim loại cho mối hàn. Thao tác bổ sung kim loại bằng que hàn phụ sẽ được tiến hành bằng tay bởi người thợ hàn. Đường kính que hàn phụ nên chọn bằng với điện cực (kim hàn).
-
Đường kính que hàn phụ: 1.6, 2.4, 3.2, 4.0, 4.8, 6.4.
-
Chiều dài khoảng 900 ± 20mm (đối với que hàn thép; 450 ± 12 (đối với que hàn gang)
-
Que hàn thép
-
Kí hiệu: ER 70 - S6
-
ER - Electrode Rod: Có thể sử dụng được cho cả TIG và MIG/MAG, nếu bỏ R thì loại vật tư này chỉ dùng cho MIG/MAG.